Vốn thực hiện:
Trong 7 tháng đầu năm 2012, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 6,25 tỷ USD, bằng 99,2 % so với cùng kỳ năm 2011.
Tình hình cấp GCNĐT:
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 7 năm 2012 cả nước có 584 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 5,2 tỷ USD, bằng 55,9% so với cùng kỳ năm 2011.
Đến 20 tháng 7 năm 2011, có 231 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,83 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 7 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,03 tỷ USD, bằng 66,9% so với cùng kỳ 2011.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 258 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,50 tỷ USD, chiếm 68,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 7 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,61 tỷ USD, chiếm 20,1%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 102 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 314,2 triệu USD, chiếm 3,9%. Tiếp theo là lĩnh vực vận tải, kho bãi; y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 198,1 triệu và 83,8 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư:
Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 4,29 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Samoa đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 889,8 triệu USD, chiếm 11,1 % tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 607,3 triệu USD, chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là BritishVirginIslands đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 514,6 triệu USD, chiếm 6,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hồng Kong đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 491,8 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo địa bàn đầu tư:
Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 1,8 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 27,6% tổng vốn đầu tư. Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 956,8 triệu USD, chiếm 18,1%. Hải Phòng đứng thứ 3 với 897,6 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 895,9 triệu USD; 772,9 triệu USD và 394,9 triệu USD.
Quy mô đầu tư
Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài trong 7 tháng đầu năm 2012 có quy mô vừa và nhỏ. Trong số 584 dự án được cấp mới trong 7 tháng đầu năm chỉ có 1 dự án có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; có 55 dự án có quy mô từ 10 triệu USD trở lên (chiếm 9,4% số dự án) với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD. Phần lớn các dự án này tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Có khá nhiều các dự án nhỏ và siêu nhỏ trong 7 tháng năm 2012 với 111 dự án có quy mô vốn nhỏ hơn hoặc bằng 100.000 USD (chiếm 19% tổng số dự án). Các dự án này chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn, kinh doanh thương mại và sx phần mềm.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 7 tháng đầu năm 2012 là:
- Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD;
- Dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang;
- Dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD;
- Dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD;
- Dự án nhà máy sản xuất sợi tại KCN Hải Yên, TP Móng Cái, Quảng Ninh của nhà đầu tư Hồng Kông với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD;
- Dự án Công ty TNHH Công nghiệp Nipro Pharma Việt Nam tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD.